Breaking News
Loading...
  • New Movies
  • Recent Games
  • Tech Review

Tech News

Game Reviews

Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn BIM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BIM. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013
Hội Thảo BIM Tại Sở Giao Thông Vận Tải Hồ Chí Minh

Hội Thảo BIM Tại Sở Giao Thông Vận Tải Hồ Chí Minh

Trên nền tảng hợp tác từ nhiều năm trước, VTCO và WSP đã đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận, phải kể đến là giải nhì đồng hạng thi tuyển kiến trúc nút giao ngã ba Huế. Dưới sự hỗ trợ từ WSP, các kỹ sư trẻ của VTCO có cơ hội được hợp tác, tiếp thu nhiều kinh nghiệm từ các dự án lớn, trau dồi thêm kiến thức trong thiết kế và thi công cầu. Hiện tại, WSP còn là cầu nối cho VTCO tiếp thu công nghệ BIM - đã và đang phát triển rất mạnh mẽ tại Phần Lan. 


Vừa qua, với sự giới thiệu từ WSP và được sự đồng ý của Sở Giao Thông Tp. Hồ Chí Minh, VTCO đã mời nhóm chuyên gia Phần Lan sang Việt Nam để tổ chức buổi hội thảo về ứng dụng công nghệ BIM trong công tác Hạ tầng tại Sở Giao Thông vào ngày 25/10/2013. 


Bắt đầu buổi hội thảo, Ông Rauno Heikkilä đến từ trường Đại học Oulu đã trình bày về Mô hình thông tin và công nghệ tự động hóa xây dựng trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật. Ông còn là đại diện của Trung tâm nghiên cứu công nghệ xây dựng Phần Lan. Trong phần trình bày của mình ông đã giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển và ứng dụng công nghệ trong ngành xây dựng tại Phần Lan, cũng như đưa ra nhiều ví dụ về các dự án hạ tầng kỹ thuật thực tế đã ứng dụng công nghệ BIM và các giải pháp tự động hóa trong nhiều giai đoạn khác nhau của dự án. Kết quả thử nghiệm trên hơn 30 dự án thí điểm tại Phần Lan. Đặc biệt là việc giới thiệu tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về ứng dụng BIM trong hạ tầng kỹ thuật và lộ trình của Bộ Giao thông Phần Lan để thống nhất việc các dự án hạ tầng ở Phần Lan sẽ phải sử dụng BIM. Đây là tư liệu tham khảo duy nhất và cực kỳ bổ ích cho định hướng áp dụng công nghệ mới này tại Việt Nam.

Ông Christer Finne, Hiệp hội BuildingSMART - Công ty Rakennustieto, đi sâu giới thiệu về mô hình BIM thực tế đã được ứng dụng tại Phần Lan. Mô hình có tên FINBIM. Mục tiêu của FINBIM là thay đổi hệ thống, từ bán tối ưu hóa truyền thống trong mỗi giai đoạn của dự án đến việc áp dụng mô hình thông minh ứng dụng trong toàn bộ vòng đời vận hành, tất cả các lĩnh vực và tất cả các bên tham gia dự án. Mục tiêu còn là nghiên cứu và hợp tác tháo gỡ những rào cản việc kết nối và phát triển của hệ thống kinh doanh dựa trên mô hình BIM. Mô hình FINBIM có những đặc điểm riêng biệt tuy nhiên nền tảng cơ sở của mô hình này vẫn là mô hình tiêu chuẩn IFC. IFC là định dạng cho mô hình BIM đã được nhiều hiệp hội xây dựng trên thế giới xác định là chuẩn định dạng quốc tế cho mô hình thông tin xây dựng thông minh.

                                       

Tiếp tục chương trình hội thảo, ông Erkki Mäkinen đến từ công ty phần mềm Tekla giới thiệu về những công nghệ và giải pháp của Tekla đã được ứng dụng. Tekla là công ty phần mềm nổi tiếng thế giới. Phần mềm Tekla Structure là giải pháp công nghệ cho việc bố trí thép trong mô hình BIM được ứng dụng nhiều nhất và được đánh giá là chất lượng nhất trong các giải pháp để thực hiện công tác thép. Trong bài giới thiệu của mình, ông Erkki Mäkinen đã giới thiệu về hệ thống Tekla Civil và hệ giải pháp Trimble cùng sự tích hợp và kết nối các gói giải pháp. Hệ thống Tekla Civil có thể áp dụng tốt cho cả dự án lớn và nhỏ, hỗ trợ phần lớn tất cả công việc cho một dự án hạ tầng, từ việc khảo sát, mô hình nền cho đến công tác thiết kế và quản lý tiện ích của hệ thống giao thong, quản lý toàn bộ dữ liệu dự án tại một trung tâm dữ liệu. 



Trimble là hệ thống giải pháp kết nối công trường và văn phòng. Cung cấp dịch vụ kết nối, quản lý và vận hành thiết bị tự động, giám sát chất lượng. Cả hai hệ giải pháp trên đều là mô hình đa người dùng, theo thời gian thực.

Kết thúc chương trình, ông Antti Karjalainen trình bày về ứng dụng BIM trong thiết kế và xây dựng công trình cầu. 

Các bước thực hiện mô hình hóa tương ứng với các giai đoạn thiết kế. Ông trình bày với ví dụ thực tế thiết kế nhiều dự án cầu lớn tại Việt Nam mà WSP đã thực hiện như Cầu Trần Thị Lý tại Đà Nẵng, cầu Rào II và cầu Bính tại Hải Phòng. Ngoài ra, nhóm chuyên gia đã giải đáp được nhiều vướng mắc liên quan việc ứng dụng BIM cho thành phần tham dự hội thảo. 
Cầu Trần Thị Lý – Đà Nẳng

VTCO đinh hướng ngày càng nâng tầm mức độ hợp tác với các đối tác từ Phần Lan nhằm tiếp thu, ứng dụng và triển khai các công nghệ mới trong thiết kế và quản lý. Về phía Phần Lan, nhóm chuyên gia cam kết sẽ hỗ trợ các số liệu thực tế về lộ trình ứng dụng BIM, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các quy trình tiêu chuẩn của Phần Lan cho Sở Giao Thông Thành Phố để tham khảo và nghiên cứu ứng dụng trên thực tế của Thành phố.
                                                                                                                                           Nguồn : VTCO
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013
B.I.M Công Nghệ Của Tương Lai

B.I.M Công Nghệ Của Tương Lai

 Định nghĩa B.I.M ...

Công nghệ B.I.M là tiến trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình kỹ thuật số đặc trưng cho cả vòng đời dự án. Hợp nhất tất cả các khía cạnh và thành phần tham gia vào dự án. Mô hình B.I.M không chỉ là mô hình hình học ba chiều, là mô hình đa luồng dữ liệu 



Người ta sử dụng BIM như thế nào 

- BIM nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan, giảm thời gian cho việc giấy tờ và sản xuất ra những sản phẩm dễ dự đoán. BIM có tiềm năng to lớn và linh hoạt như là một hồ chứa thông tin dự án.
- BIM cho phép các kỹ sư thiết kế kiến trúc, thiết kế chi tiết ra tài liệu, cho phép các nhà thầu xây dựng nhanh hơn so với những phương pháp truyền thống. Chú đầu tư và nhà quản lý vận hành cũng có lợi ích trong việc dự báo và ngân sách. Chi phí xây dựng cũng được giảm một cách đáng kể.
- Đầu tiên, BIM được xem như là một công cụ để thiết kế 3D và sử dụng các tổ hợp thay thế cho bản vẽ 2D. Sau đó, nó phát triển thành một công cụ, được sử dụng để phân tích mô hình, phát hiện các xung đột, lựa chọn sản phẩm, và mô hình toàn dự án.
- BIM cung cấp sự chi tiết, chính xác cần thiết để thiết kế và xây dựng một dự án, phân tích hình học dự án, lựa chọn ra quyết định. - Mô hình BIM của Chủ đầu tư là một sự kết hợp mô hình BIM của các bên tham gia như thiết kế, nhà thầu.. mà bao gồm thông tin về công trình, từ lúc lên kế hoạch cho đến lúc hoàn thành. Mô hình BIM đó không chỉ là môt mô hình ảo mà còn là kho dữ liệu mà bao gồm các thông tin về dự án, không gian, thiết bị, lắp đặt, bảo hành.. ở dạng hình ảnh hoặc thông tin đơn thuần.
- Thông thường mô hình BIM từ thiết kế được chuyển sang cho nhà thầu, nhà thầu sẽ sử dụng và đính kèm các thông tin lên. Sau khi nhà thầu hoàn thành trên công trường, mô hình đó sẽ được cập nhật với tất cả thông tin. Mô hình thực tế này sẽ được chuyển cho Chủ đầu tư để Chủ đầu tư có thể tiếp nhận quản lý, vận hành thiết bị, duy tu bảo dưỡng.. và cả quản lý nhà nước.

Ưu điểm của BIM 

Lợi ích cho chủ đầu tư trước khi xây dựng:
Cung cấp cho CĐT khái niệm, sự khả thi, lợi ích của thiết kế Tăng hiệu quả và chất lượng công trình Tăng cường sự hợp tác thông qua việc phân phối dự án được tích hợp 
Lợi ích thiết kế:
Hình dung bản thiết kế nhanh hơn và chính xác hơn Tự động sửa đổi khi có chỉnh sửa thiết kế Thế hệ của bản vẽ 2D chính xác và nhất quán tại bất kỳ giai đoạn nào của dự án. Xuất ra dự toán chi phí bất cứ lúc nào trong quá trình thiết kế 
Lợi ích trong quá trình xây dựng:
Sử dụng các mô hình thiết kế như là một cấu kiện chế tạo sẵn Phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi thiết kế Phát hiện những lỗi và thiết sót của thiết kế trước khi xây dựng Đồng nhất giữa thiết kế và mặt bằng công trường Đồng nhất quá trình mua sắm với thiết kế và công trường 
Những lợi ích sau khi xây dựng xong:
Quản lý và vận hành thiết bị tốt hơn Tích hợp vận hành thiết bị với hệ thống quản lý Hỗ trợ rất tốt cho quản lý Nhà nước từ lúc thi công cho đến lúc kết thúc dự án và cả sau này, và dùng cho cả các dự án khác. Có thể hỗ trợ tạo lập một thành phố số bằng BIM, tạo thuận lợi, đồng bộ và chính xác trong quản lý Nhà nước.

Tình hình áp dụng BIM trên thế giới
- Trên thế giới trong những năm gần đây, BIM đã trở thành một chiến thuật trong xây dựng theo phương thẳng đứng (tòa nhà) để tăng năng suất và lợi nhuận.
- Tuy nhiên theo phương ngang, các công trình cơ sở hạ tầng, việc sử dụng BIM cũng chỉ mới bắt đầu. Hầu hết các công ty cơ sở hạ tầng sử dụng BIM cũng chỉ mới bắt đầu nhưng lại phát triển mạnh mẽ. 
Trong lĩnh vực hạ tầng tuy vẫn đứng sau lĩnh vực xây dựng dân dụng trong việc ứng dụng BIM nhưng lĩnh vực hạ tầng gần đây có những bước tiến mạnh mẽ.
- Tại Singapore, một trong những nước đi đầu về công nghệ đã có những bước đi nhằm bắt buộc áp dụng mô hình BIM trên cả nước theo một lộ trình. Theo lộ trình, từ ngày 1/7/2013 tất cả những công trình kiến trúc có diện tích trên 20.000 m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước; từ ngày 1/4/2014, tất cả các công trình kỹ thuật bao gồm cả dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật có diện tích sàn lớn hơn 20.000 m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước; từ 1/7/2015 tất cả các dự án xây dựng nói chung có diện tích sàn lớn hơn 5.000m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước. 
- Tương lai xu hướng BIM sẽ được ứng dụng rộng rãi trên các nước trên thế giới vì các lợi ích của nó.
                                                                                                                                  Nguồn: Vtco.com.vn
Lợi Ích Từ Việc Xây Dựng Mô Hình BIM

Lợi Ích Từ Việc Xây Dựng Mô Hình BIM

Mô hình thông tin xây dựng (BIM) một mô hình thông minh dựa trên quá trình thiết kế bổ sung giá trị vào toàn bộ vòng đời một dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng. 
Sự ra đời nhanh chóng của BIM đang thay đổi cách thức các đội ngũ thực hiện dự án kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng (AEC) làm việc với nhau để giải quyết những thách thức thiết kế phức tạp, xây dựng các tòa nhà thông minh hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn.

Các lợi ích mang lại từ BIM

BIM thực sự là một quy trình dựa vào các mô hình thông tin đa dạng, cho phép các chủ sở hữu và các nhà cung cấp dịch vụ (AEC) có thể lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án, công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn. Việc dựa vào các mô hình thiết kế kỹ thuật số đã trở nên khá phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất trong nhiều thập kỷ qua. Các đội ngũ dự án tại các công ty như Boeing và Toyota coi các mô hình kỹ thuật số là trọng tâm trong quy trình hợp tác kỹ thuật đồng thời trong nhiều năm trở lại đây, sử dụng chúng để hỗ trợ toàn bộ vòng đời dự án từ thiết kế và xây dựng tư liệu đến hỗ trợ sản xuất.

Mô hình thông tin giúp các nhà cung cấp dịch vụ AEC áp dụng phương pháp tiếp cận tương tự đối với các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng. Không giống như CAD, vốn chỉ sử dụng các công cụ phần mềm để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật số 2D hoặc 3D, tạo ra thiết kế với các đối tượng thông minh. Các đội dự án liên chức năng trong các ngành công nghiệp xây dựng và cơ sở hạ tầng sử dụng những thiết kế dựa trên mô hình này làm cơ sở cho các quy trình hợp tác mới hiệu quả hơn, cung cấp cho tất cả các bên liên quan một tầm nhìn rõ ràng về dự án và tăng cường khả năng đưa ra các quyết định.

Mô hình được tạo ra thông qua việc sử dụng phần mềm BIM lập thông tin xây dựng trong một mô hình. Các thành phần trong mô hình biết cách làm thế nào để hoạt động và tương tác với nhau. Như một căn phòng là một khái niệm trừu tượng. Đó là một không gian duy nhất được xây dựng bởi các thành phần khác (như tường, sàn, và trần nhà) để xác định ranh giới của phòng. cơ sở dữ liệu có chứa cả thông tin hình học và dữ liệu không mang tính đồ Với BIM, mô hình thực sự là một cơ sở dữ liệu phức tạp và căn phòng là một yếu tố họa. Các bản vẽ, tầm nhìn, lịch trình, và những thứ khác là tầm nhìn trực tiếp của cơ sở dữ liệu xây dựng cơ bản. Nếu thiết kế thay đổi một yếu tố trong mô hình, phần mềm BIM tự động điều phối sự thay đổi trong tất cả các điểm hiển thị yếu tố đó bao gồm cả góc nhìn 2D, chẳng hạn như độ cao, sơ đồ sàn nhà.

BIM hoàn thiện trong toàn hệ thống

BIM thay đổi cách các công ty làm việc cả trong lẫn ngoài công ty. Các dự án ngày càng phức tạp hơn, đòi hỏi các công ty quản lý và chia sẻ số lượng dữ liệu khổng lồ giữa các đội khác nhau. Bằng việc tạo ra một cái nhìn sâu sắc hơn vào các dự án ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ AEC cải thiện độ chính xác, hiệu quả và năng suất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Như phê duyệt dự án nhanh hơn, kết quả có thể dự đoán nhiều hơn, thiết kế bền vững và các dịch vụ phân tích, sự hợp tác và chia sẻ thông tin cho các chiến lược cung cấp dự án tích hợp được cải thiện.

Đặc biệt các chủ sở hữu có thể thiết kế, hình dung, mô phỏng, và phân tích các đặc điểm quan trọng về thể chất và chức năng của một dự án kỹ thuật số, trước khi họ xây dựng nó. Bắt đầu từ vệc thay đổi quy trình thiết kế, tăng mức độ nỗ lực trong giai đoạn thiết kế ban đầu, nhưng đẩy mạnh quá trình sản xuất phía sau và quan trọng hơn là mang lại một kết quả có chất lượng cao hơn với các yêu cầu thông tin và thay đổi xây dựng ít hơn. Bằng việc sử dụng một cách tiếp cận thiết kế toàn diện, giúp các nhà thiết kế nghiên cứu tổng thể một tòa nhà như thế nào, đồng thời, còn giảm số lượng thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng.

Mô hình này thay đổi cách các đội dự án kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng làm việc để giải quyết những thách thức thiết kế phức tạp, xây dựng các công trình thông minh, nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Danh mục sản phẩm toàn diện của Autodesk về thiết kế ảo và phần mềm xây dựng hỗ trợ quá trình BIM giúp các chuyên gia xây dựng đi đầu trong việc chuyển đổi này. Tích hợp cả những công nghệ đã được thiết lập và các khả năng mới để giúp cung cấp sự hợp tác và quản lý dữ liệu trên toàn dự án, giữa nhóm nghiên cứu, và giữa các doanh nghiệp. Từ việc người sử dụngkiểm soát các dự án xây dựng ngay giai đoạn ban đầu và truyền đạt hiệu quả mục đích thiết kế. Phối hợp với đội ngũ thiết kế đánh giá khả năng thi công trước khi việc xây dựng được bắt đầu.Chia sẻ dữ liệu giữa tất cả các bên liên quan của dự án để hiểu và trao đổi phương tiện, phương pháp, và làm thế nào kết hợp với nhau để nhận ra thiết kế của dự án. Giảm rủi ro xây dựng bằng cách sử dụng các công cụ lập kế hoạch, cho phép bạn quản lý thời gian, phạm vi và chi phí của dự án tốt hơn và cung cấp các thông tin dự đoán tốt hơn.

Autodesk BIM 360 là tầm nhìn cho việc mở rộng hợp tác và quản lý dữ liệu trong ngành công nghiệp AEC (Kiến trúc, Kỹ thuật và Xây dựng. Điều này cho thấy việc thiết kế các công trình xây dựng đang ngày một thay đổi. Những thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu đã mang đến cơ hội cho các kiến ​​trúc sư, kỹ sư, và các nhà thầu để sắp xếp lại các công việc kinh doanh của họ, thông qua các luồng công việc và các công cụ mới. Autodesk có kinh nghiệm rộng lớn trong ngành công nghiệp và công nghệ để đáp ứng những thách thức mới cũng như chuyên môn trong ngành công nghiệp AEC để tiến tới thành công. Giải pháp công nghệ như Autodesk BIM 360 giúp thiết kế các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn, do đó, cho phép các công ty trong ngành công nghiệp AEC tạo ra sự khác biệt trên thị trường và duy trì khả năng cạnh tranh trước những thách thức.
                                                                                                                            Nguồn: baoxaydungdientu
Hãy Tin Vào BIM

Hãy Tin Vào BIM

Trần Nguyên Huân và Hoàng Mai Hãn là hai nhà sáng lập của Synectics, công ty khởi nghiệp chuyên tư vấn áp dụng BIM cho các công trình xây dựng. Cả hai đều được đào tạo ở Mỹ và trở về nước làm việc. Hãn tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), còn Huân là cựu sinh viên Đại học Nam California (USC).


Trần Nguyên Huân (phải) và Hoàng Mai Hãn. Ảnh: Trường Nikon
> CEO 8X: Kinh doanh từ năm 11 tuổi
> Món ngon "di động"
> Những bông hoa trên gối
> Xà phòng vì môi trường
> Giọt đắng mang tên cơ hội Nói nôm na, BIM là mô hình 3D thông minh, mô phỏng toàn bộ vòng đời của dự án xây dựng hoặc cơ sở hạ tầng với đầy đủ các thông số của quá trình thiết kế thi công, cho phép chủ đầu tư quản lý dự án và có thể đưa ra quyết định tốt hơn.
Cầu Sài Gòn 2 vừa được thông xe hồi đầu tuần trước, vượt tiến độ gần 3 tháng là một trong số những công trình tại Việt Nam được Synectics kết hợp với Sở Giao thông Vận tải TP. HCM ứng dụng BIM trong thiết kế, thi công và vận hành.

Nép mình bên dưới tòa nhà Đảo Kim Cương (TP. HCM), trụ sở của Synectics là căn phòng khá khiêm tốn với 40 nhân sự. Giữa văn phòng là bàn bóng bàn để cho sếp và nhân viên thư giãn mỗi khi rảnh rỗi.

Trước buổi trò chuyện, Tổng Giám đốc Trần Nguyên Huân vừa làm việc với đơn vị thiết kế Đảo Kim Cương (thuộc Tập đoàn Bình Thiên An). Đây cũng là công trình áp dụng BIM trong xây dựng.

Cuối năm 2010, Huân về Việt Nam và đầu quân cho một công ty quản lý xây dựng của Úc, đơn vị trúng thầu quản lý dự án Đảo Kim Cương. Dự án có thiết kế khá đặc biệt, cấu trúc các tầng không giống nhau, đơn vị thiết kế lại đến từ Nhật và Singapore và phải làm việc với các nhà thầu tại chỗ nên đã xảy ra khá nhiều vấn đề. Liên tục tham dự những cuộc họp, mất thời gian tranh cãi mà ban quản lý dự án cũng chưa giải quyết được triệt để vấn đề.

Huân đã tìm gặp Hãn, một người bạn cũ và cả hai đều đồng ý rằng đã đến lúc phải áp dụng công nghệ BIM vào các dự án xây dựng tại Việt Nam. Lớn hơn Huân 10 tuổi và đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý công trình, Hãn chịu trách nhiệm tư vấn chính về kỹ thuật ứng dụng BIM vào dự án Đảo Kim Cương.

Cả hai đã quyết định nghỉ việc và bắt tay thành lập Synectics. Đó là năm 2011, giữa thời điểm bất động sản bắt đầu trầm lắng.

Ở Mỹ, Anh, Na Uy, Phần Lan hay Singapore, người ta đã sử dụng BIM để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Thậm chí, Chính phủ Mỹ, Na Uy và Phần Lan đều bắt buộc các công trình xây dựng dùng ngân sách nhà nước phải sử dụng công nghệ này để kiểm soát chi phí. Chính phủ Singapore còn quy định toàn bộ các công trình có diện tích từ 20.000 m2 trở lên phải sử dụng BIM.

Vì sao BIM lại được tin tưởng đến như vậy? Giám đốc Kỹ thuật Hoàng Mai Hãn của Synectics cho biết ứng dụng BIM trong xây dựng công trình sẽ mang lại lợi ích trong 3 giai đoạn chính của dự án.

Lúc đấu thầu, việc dựng mô hình 3D của dự án và tích hợp toàn bộ thông số từ kiến trúc, cơ điện cho đến thi công sẽ giúp nhà thầu có được chính xác và nhanh chóng các phương án cần có để thực hiện công trình.

Thứ hai, trong giai đoạn thi công, BIM sẽ tránh cho nhà thầu mắc các lỗi mà khâu thiết kế xây dựng theo kiểu truyền thống thường gặp phải, qua đó đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đại học Stanford (Mỹ) dựa trên 32 dự án lớn sử dụng BIM đã kết luận rằng công nghệ BIM có thể giúp cắt giảm tới 40% chi phí không dự trù trong ngân sách dự án xây dựng, giảm tới 80% thời gian đưa ra chi phí ước tính và rút ngắn khoảng 7% thời gian thi công.
Tháp Thượng Hải ở Trung Quốc, cao 632 m với 121 tầng được dự báo sẽ là tòa nhà cao thứ hai thế giới khi hoàn thành vào năm 2014, cũng là một công trình ứng dụng BIM.
Nhờ công nghệ này, người ta có thể mô phỏng thiết kế và giảm thiểu 24% tác động của sức gió lên tòa nhà. BIM còn giúp tối ưu thiết kế tòa nhà để tiết kiệm năng lượng, giảm 32% nguyên vật liệu, đồng nghĩa với việc tiết kiệm 58 triệu USD chi phí xây dựng.
Cuối cùng, việc hoàn công và bảo trì cũng đơn giản hơn, bởi chủ đầu tư sẽ dễ dàng lấy được tất cả thông tin liên quan đến dự án từ BIM mà không phải lật lại hàng đống hồ sơ giấy tờ.
“Năm 2007, tôi từng đề cập đến việc ứng dụng BIM với một số tập đoàn xây dựng lớn trong nước nhưng đều không được họ chú ý. Nhưng đến khi kinh tế khó khăn thì người ta mới thấy cần thiết phải áp dụng công nghệ này để tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình”, Hãn cho biết.

BIM lý tưởng là vậy, nhưng Synectics đã ra đời không hề thuận buồm xuôi gió. Giống như bao công ty khởi nghiệp, Huân và Hãn cũng phải đi gõ cửa các quỹ đầu tư để kêu gọi vốn. Tiếp cận khá nhiều quỹ, nhưng cả hai đều bị từ chối vì ý tưởng tuy hay nhưng họ được cho là chưa có nhiều kinh nghiệm về BIM.

Không nản chí, Huân và Hãn đã dựng một mô hình BIM từ thiết kế ban đầu của Đảo Kim Cương và đem đi trình bày với ban quản lý dự án này. Nhờ BIM, họ phát hiện ra tổng cộng 146 lỗi thiết kế chỉ riêng trong 6 tầng lầu của dự án, tính được chi phí để sửa chữa từng hạng mục. Nhờ đó họ đã thuyết phục được ông chủ của Bình Thiên An chấp thuận rót vốn cho Công ty.

Sau hai năm hoạt động, Huân và Hãn đều thừa nhận trở ngại lớn nhất khi thuyết phục các chủ đầu tư chịu ứng dụng BIM vào dự án chính là vì công nghệ này còn quá mới mẻ và khác với cách làm việc truyền thống của họ.

Theo kiểu cũ, các kỹ sư thiết kế kiến trúc, thiết kế cơ điện và thiết kế xây dựng hoạt động riêng lẻ trong suốt quá trình phát triển dự án. Giờ đây, BIM đòi hỏi họ phải tích hợp công việc thành một khối thống nhất và phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ đầu.

“Ngày xưa chỉ có bản vẽ bằng tay, bây giờ 95% bản vẽ đều được dựng trên AutoCAD. Nhưng áp dụng BIM còn hiệu quả hơn. BIM gói gọn thông tin tất cả các bản vẽ AutoCAD vào một mô hình 3D duy nhất, sẽ trở thành chuẩn mực của quy trình quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam trong tương lai. Nhưng muốn ứng dụng được BIM, tư duy của chúng ta phải thay đổi, phải học được cách phối hợp cùng nhau”, Hãn nhận định.

Ngoài dự án Cầu Sài Gòn 2 vừa hoàn thành, Synectics cũng đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải TP. HCM ứng dụng BIM vào một số dự án hạ tầng quan trọng của thành phố như tuyến tàu điện ngầm Metro đoạn Công viên Lê Thị Riêng - Suối Tiên và một số dự án cầu đường ở miền Tây Nam Bộ. Theo đại diện Synectics, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng đang tìm lộ trình thích hợp để dần đưa BIM trở thành một quy chuẩn trong xây dựng.

“Một đất nước phát triển không thể thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và tôi biết Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm ứng dụng BIM từ các quốc gia đi trước”, Huân cho biết trong khi tay vẫn thoăn thoắt trên iPad trình diễn mô hình 3D phối cảnh tuyến Metro sắp triển khai.
                                                                                                                             Nguồn: doanhnhansaigon