Breaking News
Loading...
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

So Sánh Giữa AutoCad Và Revit? Tai Sao Lại Chon Revit

  Nếu xét về công nghệ rõ ràng Revit có nhiều ưu điểm hơn AutoCad rất nhiều. Vì Revit ra đời sau và cũng là cái mà AutoDesk muốn mọi người hướng tới. Khả năng vượt trội hơn cả là Revit hướng đến BIM (Building Information Modeling) còn Acad thì chỉ dừng lại ở các bản 2D.Tốc độ phát triển của Revit khá nhanh và tầm ảnh hưởng khá lớn so với AutoCAD. Để từ bỏ AutoCAD đến với Revit là điều không dễ dàng gì đối với nhiều người hoặc nhiều tổ chức cty đã chọn REVIT.

  Nếu dùng 2 cá nhân hoặc 2 tập thể cty để luận bàn Revit mạnh hơn hay Cad mạnh hơn thì tội nghiệp cho 2 em nó (Acad & Revit). Vấn đề là 2 em nó được sử dụng bởi ai!?

  AutoCad đối với các dự án quy mô nhỏ thì miễn bàn rồi, nhưng khi với dự án lớn thì AutoCad tỏ ra hụt hơi. Trong công tác tổ chức, quản lý, thống kê, phối hợp, kiểm tra… thì làm bằng AutoCad hơi bị mệt (Nếu không muốn nói là rất mệt mỏi khi có điều chỉnh đôi chút cho dự án, lúc này thường bị mất kiểm soát do phạm vi ảnh hưởng tùy mức độ điều chỉnh). Nhất là làm việc nhóm nhiều người, thường thấy rằng mạnh ai làm việc người đó. Chính vì không tương tác với nhau nên cũng không thể kiểm soát chéo lẫn nhau. Hồ sơ khi xong nhìn rần rần vậy và có thể được gọi là xong kịp tiến độ nhưng khi đem ra thi công thì… ôi thôi rồi. MB một nơi, MĐ, MC một nẻo,... không khớp và đá nhau từa lưa, các đơn vị thi công thì thi nhau chửi tiếng “Đan Mạch”.

Đây là điểm yếu của Acad trong công tác phối hợp vì không có sự ràng buột lẫn nhau nên không thể phát hiện nhưng sai sót trong quá trình thiết kế. Còn bộ phận quản lý thì không thể kiểm tra chi tiết cho toàn bộ mọi ngóc ngách công trình với cả ngàn bản vẽ được. Tuy nhiên vẫn có thể làm việc với Acad thành công trong các dự án lớn với điều kiện tăng đội ngũ nhân lực quản lý (mà chủ yếu là bộ phận kiểm tra hồ sơ) lên gấp đôi bộ phận thiết kế thì may ra.

“Đánh” bằng Revit cho các dự án nhỏ thì xem ra hơi lãng phí, chẵng khác gì “dùng dao mổ trâu đi giết gà”, vì sản phẩm cuối cùng mà chủ nhà hoặc nhà thầu cần chỉ là các bảng vẽ MB, MĐ, MC, PC & các chi tiết là đủ để thi công (theo tình hình chung). Tuy nhiên với dự án nhỏ như nhà ở mà yêu cầu thiết kế cao, có phân tích năng lượng, giải pháp gió và chiếu sáng, phân tích và kiểm soát chi phí,… thì dùng Revit cũng là việc nên làm. Dĩ nhiên phí thiết kế trong trường hợp này cũng không tệ.

Với Revit, ưu điểm vượt trội là không có chuyện không khớp (giữa các thành phần MB, MĐ, MC,..) mà chỉ có đúng hoặc sai vì làm việc nhóm và có tương tác - Cái mà nhiều người cho rằng gây khó khăn trong quá trình làm việc chính lại là ưu điểm của Revit. Công việc kiểm tra hồ sơ cũng nhẹ đi rất nhiều vì người quản lý chỉ cần kiểm tra tập trung. Ví dụ nhìn vào MC thấy chi tiết này chưa đúng, thì chắc chắc MB và MĐ,.. cũng có vấn đề rồi. Và còn rất nhiều ưu điểm nữa mà chỉ có những ai đã từng vật vả với Acad trong các dự án lớn thì mới cảm nhận được những gì Revit mang lại.

Cho dù là dùng Revit hay Acad trong các dự án lớn thì vai trò của người CAD Manager là rất quan trọng mà vị trí này trong các công ty thiết kế tại Việt Nam còn bỏ ngỏ. Vậy CAD manager là ai?
CAD (Computer Aids Design) Manager: Tạm dịch là người quản lý thiết kế dưới sự trợ giúp của máy tính (các bạn đừng nhầm lẫn CAD này với phần mềm Autocad nhé!).

Người này đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình dự án nhưng thường hoạt động âm thầm trong một nhóm với vai trò quản lý. Cùng lúc anh ta cũng có thể quản lý nhiều nhóm dự án mà không cần tham gia vào dựng Model hoặc thiết kế sản phẩm cụ thể nào (dĩ nhiên anh ta phải hiểu rõ để có thể hướng dẫn thành viên trong nhóm khi cần). Nhiệm vụ chính của anh là là đưa ra hệ thống thiết kế cho công ty và bảo đảm rằng mọi người phải tuân thủ theo hệ thống anh ta đề ra. Từ khung tên, ký hiệu, cách tổ chức cấu trúc dữ liệu, thư viện cho từng giai đoạn dự án, cách lưu trữ, tên lưu trữ, dữ liệu đầu ra đầu vào, phân quyền cho các thành viên trong nhóm,… Và trên hết anh ta phải biết cách huấn luyện cho nhóm làm theo và tuân thủ triệt để hệ thống mà anh ta lập ra. Những dự án thường bị rối tung sau một thời gian làm việc là lỗi của hệ thống mà anh ta đặt ra, trách nhiệm này không nhỏ.

Để làm tốt công việc này CAD manager không chỉ là người am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực thiết kiến trúc XD mà còn là người am hiểu công nghệ thiết kế, có khả năng tổ chức và tầm nhìn quản lý tốt. Một CAD manager giỏi sẽ phối hợp tốt với các chủ trì, Team Leader và kể cả các thành viên trong nhóm. Trong quá trình làm việc theo nhóm thường xảy ra rất nhiều sự cố về việc phân chia công việc và phân quyền truy cập dữ liệu của dự án và CAD manager là người chịu trách nhiệm xử lý các tình huống này.

Hiện nay với công cụ thiết kế hướng theo công nghệ BIM (Building Information Modeling) mà điển hình là REVIT thì có thêm nghề mới nữa là BIM Manager. Khỏi phải nói các bạn cũng nhận thấy rằng vai trò của người này phải cao hơn CAD manager một cái đầu rồi.

Có một số bạn học Revit cũng khá lâu nhưng cứ loay hoay mãi ứng dụng trong phạm vi hẹp (dựng hình tốt, triển khai cũng được, rendering khá bắt mắt), rồi dừng ở đó và tự cho mình là cao thủ REVIT thì cũng cần phải xem lại, vì Revit Không đơn thuần chỉ là công cụ dựng hình 3D và khai triển 2D. Vậy theo mình thì tùy theo quy mô công trình và mức độ yêu cầu của khách hàng và sự am hiểu của người dùng công cụ mà có thể chọn AutoCAD hay Revit cho phù hợp với dự án.
                                                                                                                                       Nguồn: Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét